Kể từ năm 1927, hơn 90 năm đã trôi qua kể từ khi Lạt ma Khambo của Phật giáo Tây Tạng viên tịch, nhưng thi thể của ông vẫn còn nguyên vẹn và không bị phân hủy, khiến giới học thuật chấn động và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng phải cung kính.
Vị Lạt ma Khambo thứ 12, tên là Dashi – Dorzho Itigilov, là chuyển thế linh đồng của Vị Lạt ma Khambo thứ 11 của Phật giáo Tây Tạng. Năm 1911, Lạt ma Khambo thứ 12 trở thành người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng ở Buryatia, Nga. Ông đã xây dựng chùa chiền, xuất bản kinh sách và cống hiến hết mình cho sự chấn hưng Phật giáo. Vì thông thạo y học, ông đã tạo ra một bộ bách khoa toàn thư về dược học, và ông cũng sử dụng các kỹ năng y học tuyệt vời của mình để chữa bệnh cho người dân địa phương. Từ năm 1913 đến năm 1917, ông mở tu viện Phật giáo đầu tiên ở St. Petersburg, Nga.
Năm 1926, một năm trước khi qua đời, ông đã để lại lời tiên tri cho các nhà sư rằng “khủng bố đỏ đang đến”, tức là phong trào cộng sản sắp phát động các cuộc tàn sát chống lại loài người. Lời tiên tri này nhanh chóng trở thành hiện thực, và ĐCS Liên Xô đã giết 30 triệu người Nga trong vòng 10 năm sau đó.
Ngày 15/6/1927, Lạt ma Khambo thứ 12 qua đời, trước đó, ông đã dặn các nhà sư đến thăm ông sau 30 năm. Các Lạt ma của tu viện đã lặng lẽ mở quan tài vào năm 1955 và 1973, thấy rằng Lạt ma Khambo vẫn trong tư thế thiền định và cơ thể của ông không bị hư hỏng.
Khi Liên Xô đàn áp tất cả các tôn giáo, bạo lực cộng sản hoành hành khắp nước Nga, khi phát hiện ra thân thể bất hoại của tăng nhân họ liền thận trọng giữ bí mật.
Mãi cho đến năm 2002, bí mật về thân thể bất hoại của Lạt ma Khambo mới được tiết lộ cho thế giới. Nhà nghiên cứu bệnh học Yuriy Tampereyev đã tiến hành kiểm tra toàn diện thi thể bất hoại này, kết quả không tìm thấy dấu vết xử lý xác thủ công từ đầu đến chân, không có vết mổ, vết khâu, không có dấu vết tiêm chích, v.v. Cơ thể của Lạt ma Khambo được bảo quản rất tốt, nhưng nó không phải là xác ướp.
Để làm xác ướp, cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ hoàn toàn nước trong mô cơ thể, như vậy mới có thể bảo quản được nhục thân. Nhưng cơ thể và mô da của Lạt ma Khambo vẫn duy trì trạng thái mềm mại. Hiện tượng này không được tìm thấy trên xác ướp. Xác chết bình thường sẽ thuận theo việc sinh mệnh rời đi mà trở nên cứng đờ, các đốm xác chết xuất hiện, sau khi chất béo thối rữa sẽ tạo ra sáp xác chết và mùi xác chết sẽ phát ra do phân hủy. Nhưng không có hiện tượng nào trong số này xuất hiện trên cơ thể bất hoại của Lạt ma Khambo.
Giáo sư Viktor Zvyagin, chuyên gia của Trung tâm Pháp y Liên bang Nga cho biết, với sự chấp thuận của ngôi chùa Phật giáo, họ đã lấy một lượng nhỏ tóc, da và móng tay của Lạt ma Khambo để nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu quang phổ hồng ngoại, người ta phát hiện ra rằng mô protein trong thịt vẫn có đặc điểm hoạt động, trong quan tài không có mùi xác chết, cho đến bây giờ cũng không có.
Có người hỏi Zvyagin rằng liệu Lạt ma Khambo có thể được coi là còn sống hay không, ông nói: “Không. Nhiệt độ của ông ấy dưới 20 độ, đó chắc chắn là đặc điểm của cái chết.”
Giáo sư Galina Yershova tại Đại học Nhân văn Quốc gia Nga, cho biết khi họ mở quan tài nơi chôn cất Lạt ma, họ ngửi thấy một mùi thơm. Các khớp của vị Lạt ma có thể uốn cong dễ dàng, và hệ thống cơ bắp của ông đàn hồi như một người còn sống.
Các chuyên gia Nga đã nghiên cứu cơ thể bất hoại của Lạt ma Khambo và phát hiện ra rằng da, tóc, móng tay và các mô khác của cơ thể ông không khác gì người sống. Cấu trúc protein trong cơ thể không bị phá hủy và nó vẫn giống như một người sống.
Nói chung, protein được chiết xuất có thể được bảo quản trong 3-5 năm ở nhiệt độ âm 80°C. Nhưng cấu trúc protein trong cơ thể của Lạt ma Khambo đã không bị ảnh hưởng bởi thời gian, nhiệt độ và môi trường, nó đã được bảo tồn trong suốt 90 năm.
Cơ thể bất hoại của Lạt ma Khambo thứ 12 đã mở ra cánh cửa để thế giới khám phá những hiện tượng tồn tại trong lĩnh vực tâm linh, con người có thể đạt được sự bất hoại của cơ thể vật chất trong khi không ngừng nâng cao đạo đức thông qua phương thức tu hành. Điều này có rất nhiều bằng chứng thực nghiệm ở cả phương Đông và phương Tây, nó đã không phải là một trường hợp cá biệt.
Tại sao Lạt ma Khambo lưu lại nhục thân bất hoại của mình, khi còn sống, Ngài từng nói: “Đến lúc mọi người mất đi tín ngưỡng, khi đó ta sẽ hiện thân, khiến mọi người suy nghĩ về ý nghĩa của sinh mệnh!”
Tử Vi (Theo Vision Times)