Quy trình Đúc Tượng

MỸ NGHỆ VIỆT NAMWWW.MYNGHEVIETNAM.COM

QUY TRÌNH ĐÚC TƯỢNG GỒM:

1) Tạo mẫu:
Dùng đất sét hay thạch cao dẻo… đắp mẫu theo mẫu thiết kế, hình ảnh, tỷ lệ kích thước đã định.
2) Tạo khuôn:
Dùng đất phù sa trộn đất sét, sáp, khuôn kim loại hoặc bông vụn đắp ngoài vật màu để làm ra khuôn đúc tuỳ loại sản phẩm.

3) Nấu chảy nguyên liệu:
Dùng đồng vụn, đồng thỏi đun cho nóng chảy, hoà trộn với nhau.

4) Rót khuôn:
Trước khi đúc đồng nóng chảy vào khuôn phải nung khuôn nóng đều, đủ độ nhiệt cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây là khâu khó nhất phải nhờ kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoán của nghệ nhân.
5) Hoàn thiện sản phẩm:
Sau khi khuôn nguội, dỡ khuôn lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục, tách, đánh bóng hoàn thiện theo ý muốn nghệ nhân.
Sản phẩm phải mượt mà, sáng chuốt không gờ, không lẫn đồng sóng, đồng cháy. Phải đồng sắc – đồng khí mới đạt yêu cầu kĩ thuật, nghệ thuật. Khó đúc nhất là các loại: sản phẩm có các thành phần chi tiết nhỏ, mảnh mai; tượng chân dung Phật, người phải có thần thái; chuông, khánh đánh lên phải trong trẻo, ngân vang.

1. Đúc phôi
Trước tiên, người ta tạo nên cốt của các sản phẩm (có thể bằng đất, gỗ, nến, thạch cao…) sau đó người ta dùng cốt đó để tạo khuôn bằng đất trộn với trấu đen nhào thật kỹ cho tới khi xé dọc thớ đất chạy thẳng là được. Khuôn công phu tạo nên độ chính xác của sản phẩm.
Tiếp theo là công đoạn đúc, người ta pha trộn đồng với các kim loại khác theo các tỷ lệ thích hợp với hợp kim nấu chảy và đổ rót vào khuôn, quá trình đổ rót thủ công này phải tuân theo một công thức nghiêm ngặt để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh không được phép có vết rạn nứt, tỳ vết…
Công đoạn cuối cùng của giai đoạn đúc phôi là chờ sản phẩm nguội và phá khuôn ra lấy sản phẩm. Dĩ nhiên là một khuôn chỉ đúc được một sản phẩm.
2. Làm nguội – Nghề chạm đồng:
Sản phẩm đúc ra sau khi đã đạt tiêu chuẩn về hình dáng, kích thước, họa tiết phải tiến hành khâu làm nguội. Muốn làm được công đoạn này cần phải có dụng cụ riêng như cây khoan, bàn dũa, dao chấn đe… Khâu quan trọng nhất là chạm, với rất nhiều dụng cụ chuyên dùng, nghệ nhân chạm có thể tạo ra các đường nét như ý đó là các đường “chạm án”, “chạm chìm”, “chạm đúc nổi” (chạm dương bản).
3. Khảm đồng (nếu có):
Nghề khảm đồng cũng là một bí quyết của Mỹ Nghệ Việt Nam Bản chất của công đoạn này là đưa vào bề mặt của sản phẩm những kim loại quý khác như vàng, bạc để tạo giá trị và tính nghệ thuật cho sản phẩm. Trước tiên các nghệ nhân phải đục trên bề mặt sản phẩm tạo thành hình ảnh âm bản cho các hoạ tiết, thiết kế vừa khớp với những khối âm đã tạo ra từ các kim loại khác, tiếp theo là dát lại và đánh bóng bề mặt.
Khi đưa thêm một kim loại khác lên sản phẩm đồng gọi là khảm nhị khí, hai kim loại khác gọi là tam khí, bốn kim loại gọi là ngũ sắc.
4. Làm mầu:
Đây cũng là một công đoạn được coi là bí quyết của cty. Nhờ đó mà người ta tạo được các màu sắc khác nhau thích hợp cho từng sản phẩm, kể cả các sản phẩm giả cổ có màu sắc hoen gỉ như đã qua hàng nghìn năm. Và đặc biệt là màu được giữ nguyên vẹn cho hàng trăm năm sau.
5. Gò đồng:
Tùy theo từng sản phẩm với kích thước, hình dáng nhất định (thường với độ dày, trọng lượng hạn chế, hình dáng phức tạp) người ta có thế thực hiện bằng phương pháp gò. Đây là một nghề có tính nghệ thuật rất cao và độc đáo.

– Khâu tạo mẫu

– khâu sửa nguội

 

 

Ngoài việc đúc tượng chân dung bố mẹ, ông bà, tổ tiên xử dụng mục đích thờ cúng tâm linh, giáo dục con cháu,Những người được ngưỡng mộ, tôn sùng, ngôi sao, thần tượng, sếp, quà tặng, đối tác, mừng thọ, thầy cô giao, những người có công với gia đình, dòng họ, doanh nghiệp cũng được đúc tượng với nhiều mục đích khác nhau.
Mỹ Nghệ Việt Nam cung cấp đến Qúy khách những dịch vụ tạc tượng, đúc tượng chân dung tượng bán thân theo yêu cầu:

Tượng chân dung – bán thân

1. Tạc, đúc tượng chân dung, bán thân: tượng chân dung bố mẹ, ông bà, tổ tiên phục vụ thờ cúng tâm linh. Ngoài ra những người được  ngưỡng mộ, tôn sùng như: thày cô giáo, thần tượng, ngôi sao, các nghệ sỹ… Hay đúc chính bản thân Qúy vị để chơi trong gia đình thay cho chụp những bức ảnh làm lưu niệm.

2. Đúc tượng toàn thân: Tượng danh nhân lịch sử Việt nam trải qua các triều đại từ thời đại hùng vương đến HCM. Ngoài ra chúng tôi đúc tượng chân dung bố mẹ, ông bà, thầy cô… theo kích thước yêu cầu.

*  Tượng chân dung: là một lĩnh vực rất khó vì chân dung mỗi người có một hình dáng khác nhau, đòi hỏi người nghệ nhân phải thổi được hồn để tạo lên một sản phẩm tượng  đồng giống như thật người bên ngoài.

* Tượng bán thân: đòi hỏi thổi hồn tổng quan hình dáng từ ngực trở lên, công đoạn khó nhất là khuôn mặt của tượng, đòi hỏi người nghệ nhân phải tâm huyết, khéo léo từ quá trình tạo mẫu đến khâu sửa nguội.

* Điều kiện và Quy trình đúc tượng chân dung, bán thân:

*Qúy khách có nhu cầu tạc tượng chân dung, bán thân cần thực hiện các điều kiện sau:

-Cung cấp hình ảnh của tượng cần đúc (3 ảnh chân dung: chính diện, bên cạnh và sau gáy). Qúy khách ở xa vui lòng gửi ảnh qua bưu điện, email.
Mẫu tượng bán thân được tạo bằng đất sét, cao 40cm – 55cm.
CAM KẾT TƯỢNG BÁN THÂN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, TƯỢNG CHÂN DUNG GIỐNG 95 – 99%

* Kích thước tượng chân dung thông thường từ: 45cm, 50cm, 55cm, 60cm, 65cm, 70cm…tùy theo kích cỡ với ngoại hình người cần đúc tượng, chúng tôi sẽ tính toán sao cho bức tượng cân đồi tương xưng với ngoại hình.

* Bước 1: Tạo mẫu tượng chân dung, bán thân:

* Thời gian tạo mẫu 15 ngày/bức tượng.

Sau khi nhận được hình ảnh cần tạc tượng, chúng tôi tiên hành tạo mẫu theo kích thước đã chọn, khâu tạo mẫu là quan trọng nhất đòi hỏi độ tinh xảo để thổi hồn lên mẫu tượng, từ các họa tiết nhỏ trên khuôn mặt: mắt, mũi, gò má, môi, râu…

* Bước 2: Sau khi tạo mẫu xong: Qúy khách duyệt qua mẫu xong chúng tôi tiến hành triến khai lên khuôn và đúc đồng, sửa nguội và những công việc còn lại.

* Thời gian đúc và sửa nguội 15 ngày.

*  Thời gian hoàn thiện 1 bức tượng chân dung, tượng bán thân là 30 ngày.