Chữ Lộc rồng, Tăng tài tiến lộc, Lộc Tiến Khang kỳ, Lộc như ngân hà
Kích thước 60x60cm, 80x80cm
chất liệu đồng vàng nguyên chất, khung kính bảo quản trống han rỉ.
Chữ lộc dùng làm quà tặng đầu năm, khai trương, mừng tâm gia, quà tặng đối tác kinh doanh…
Tranh chữ lộc rồng, Tăng tài tiến lộc, Lộc Tiến Khang kỳ, Lộc như ngân hà.
Kích thước 60x60cm, 80x80cm.
chất liệu đồng vàng nguyên chất, khung kính bảo quản trống han rỉ.
Tranh chữ lộc dùng làm quà tặng đầu năm, khai trương, mừng tâm gia, quà tặng đối tác kinh doanh…
Chữ “Lộc” đầu xuân Vào những ngày này, Tết sắp đến, mọi người lại tiến hành việc trang hoàng nhà cửa để đón Xuân! Bộ Tam đa “Phúc – Lộc – Thọ” thường được chủ nhân chăm chút nhiều nhất.
|
Cũng là điều hiển nhiên, bởi ‘Phúc’, ‘Lộc’, ‘Thọ’ là ba điều mơ ước thường nhật của mỗi người, mỗi nhà! Vì lẽ này mà cũng có người bình phẩm rằng: Đã Phúc, đã Lộc lại còn Thọ! Sao tham nhiều thế hỡi nhân gian? Chẳng trách chúng ta ‘xây, chống’ mãi Mà phường tham nhũng vẫn còn ham! Chẳng qua ‘tức cảnh’ mà nói đùa thôi, chứ ai chẳng mong cha mẹ, ông bà và bản thân trường Thọ? Còn Phúc và Lộc thì biết mức nào là đủ? Xưa các cụ dậy: ‘một con một của ai từ?’ Cái cần nói là hưởng sao cho chính đáng, cho hợp đạo Trời, lòng Người! Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin lạm bàn về riêng chữ ‘Lộc’. Mặc dù Lộc dù là tranh, là tượng hay là chữ, cũng không bao giờ đứng riêng một mình. Bao giờ cũng đứng cùng hai ông Phúc, Thọ thành bộ tam đa! Phải chăng… người ta, nhất là các ‘quan’ không muốn cái ham muốn của mình nó thể hiện ra một cách lộ liễu quá?!. Trong bộ Tam đa, ông Lộc được hình tượng bằng một vị quan ‘cân đai bối tử’ đề huề! Điều đó thể hiện một điều: đã làm quan, tất có Lộc. Có thể khẳng định, từ xa xưa, dân ta đã biết, đã hiểu: Lộc với chức quan gắn với nhau như hình với bóng! Các Quan cũng không nên lấy thế làm… đìều đáng suy nghĩ! Lộc, có thứ của Vua ban, có loại của Dân biếu. Vua ban để úy lạo bầy tôi của mình, đã chí công vô tư, thay Vua cai quản, chăn dắt đám dân chúng dưới quyền! Còn dân kính biếu Quan, để bầy tỏ lòng biết ơn về một công việc gì đó, quan đã vì quyền lợi chính đáng của dân, mà làm. Như vậy hoàn toàn có thể nói: Lộc chính là sự ghi nhận công lao các Quan: công lao với Dân và công lao với Vua, với Nước. Có công lao thì có Lộc! Và đấy cũng là tiêu chí để phân biệt quà ‘biếu’ với ‘hối lộ’! Không công lao, mà nhận quà, nhận thưởng, thì đó là thứ hưởng thụ bất minh, bất chính! Ví như ai đó lợi dụng chức quyền mà o ép, bắt nạt Dân lấy tiền; hoặc nhận tiền của kẻ bất lương rồi bỏ qua luật lệ, phép tắc, đạo lý, chà đạp lên quyền lợi chính đáng của dân lành – thì những đồng tiền như thế làm sao có thể gọi là ‘Lộc’ được?!. Mà có cố tình bao biện đó là ‘Lộc’ thì thứ ấy cũng không bền, hưởng nó sẽ chuốc họa vào thân – không chóng thì chầy; không ‘nhãn tiền’ thì cuối đời, như cách nói của dân gian, cũng ‘lãnh đủ’; hầu như không hề có ngoại lệ! Thực tế cuộc sống đã từng kiểm chứng! Hưởng Lộc phải nghĩ đến tạo Phúc, cầu Thọ. Nhắm mắt thu ‘Lộc’ bất minh, bất chấp Phúc, Thọ, thì thật nguy hại. Phải chăng cũng chính vì lẽ ấy mà người ta bao giờ cũng thờ cùng một lúc ba vị tam đa Phúc – Lộc – Thọ! |