Tranh Chữ Thọ Rồng, Thọ Tỉ Nam Sơn, Quà tặng văn hóa truyền thống
Chất liệu đồng vàng nguyên chất
kích thước 60x60cm, 80x80cm…
Tranh Chữ Thọ Rồng, Thọ Tỉ Nam Sơn, Quà tặng văn hóa truyền thống.
Chất liệu đồng vàng nguyên chất.
kích thước 60x60cm, 80x80cm…
ý nghĩa chữ Thọ.
Chữ “Thọ” xuất hiện nhiều trong kiến trúc từ cung điện, tư gia của các bậc vương giả cho tới những ngôi nhà bình dân. Theo Kinh Thi, chữ “Thọ” ban đầu là lời chúc tụng cho sự nghiệp của các bậc vua chúa, nhưng về sau đã chuyển thành lời chúc của muôn người.
Những cách điệu chữ Thọ vuông hay tròn được xử lý qua những đường thẳng, cong, khỏe mạnh, cân xứng cho hiệu quả thẩm mỹ cao nhất khi được phóng lớn trên các bức tường hoặc cửa sổ. Những chữ thọ uốn lượn cầu kỳ theo mô tuýp trang trí vân mây, hoa lá… tỏ ra thích hợp hơn trong các điêu khắc, chạm trổ trên gỗ hoặc đồng. Những chi tiết nhỏ hơn như đèn tường, chiếc mắc rèm hay những vỏ gối xinh xắn cũng có sự hiện diện của chữ Thọ.Cần hiểu chữ Thọ cho đúng
Sống thế nào cho có ích cho đời, mang lại niềm vui, phúc lộc cho con cháu và được xã hội ngợi khen, có phải như vậy là được hưởng chữ Thọ đúng ý nghĩa?
Con người là một động vật xã hội có ý thức và biết lao động. Hoặc có nhiều quan niệm khác khi coi con người là động vật có lễ nghi, phép tắc, có đạo đức, tôn giáo, biết tham gia các hoạt động xã hội… Dù lấy bằng chuẩn nào, chúng ta cũng thấy con người là động vật vĩ đại nhất của giới tự nhiên, đặc biệt là yếu tố có ý thức mà Ăngghen đã coi là sản phẩm tinh hoa nhất, tối cao nhất của giới tự nhiên mà không có con vật nào theo kịp. Nhờ có ý thức mà con người nhận thức được và cải tạo hoặc tìm cách làm cho mình thích nghi với tự nhiên để cùng tồn tại và chung sống hoà bình cùng các loài khác. Đó là nét khác biệt mang tính bản chất nhất để phân biệt con người với con vật.
Có những kẻ còn ít tuổi mà sống không biết ngày mai, suốt ngày vùi đầu vào internet và ngủ và đủ thứ tệ hại khác có thể nảy sinh. Loại người này có phải đang sống hay đã chết rồi? Những kẻ thất tình, nghiện ngập, đua xe dẫn đến cái chết thì loại này chúng ta không thể gọi là đoản thọ mà là bất hiếu, bất nhân, gây hoạ cho người khác và cho gia đình bằng tiếng xấu khó mà gột rửa được, còn vang vọng qua miệng thế gian không biết bao giờ tan.Đương nhiên, con người chỉ cảm nhận được hạnh phúc khi họ ý thức được rằng mình sống có ích cho đời, không làm phương hại đến xã hội và người khác, kể cả con cháu, họ hàng mình. Người đã nhận biết được như vậy, chính là người sống có lương tâm, chứ đừng đòi hỏi điều gì quá cao xa ở con người. Biết cái gì thì nói là biết, không biết cái gì thì nói là không biết – đó chính là người thông thái.
Được biết, trong xã hội ta, không ít các cụ thời tráng niên đã để lại nhiều công lao, nhiều tiếng thơm cho con cháu và cho xã hội, song khi về già, gặp nhiều bệnh tật, nhất là các bệnh vô phương cứu chữa, thì đa số các cụ đều muốn ra đi một cách thanh thản, ra đi trong sự tôn trọng và ngưỡng vọng của con cháu và người đời. Đây có lẽ là cách suy nghĩ đúng đắn nhất mà xã hội nên chấp nhận.
Được biết cách đây chưa lâu lắm, hình như có lần, có đại biểu Quốc hội đã đưa vấn đề này ra bàn luận để đưa vào luật như một số nước phương Tây về vấn đề nhạy cảm này, song rất tiếc vấn đề này lại không được nhắc lại và xem xét đến nơi đến chốn.
Có thể, có người cho rằng đây là vấn đề không lớn lắm nên không đáng đưa vào luật. Thực ra, đây lại là vấn đề có liên quan đến nhiều người, nhiều gia đình. Bởi vì xã hôị Việt Nam, ai cũng hầu như gắn bó với ông bà, cha mẹ mình, trừ một số kẻ bất hiếu không đáng bàn. Như thế, vấn đề liên quan đến người già và các cụ sống thế nào cho Thọ có ý nghĩa và ra đi thế nào cho thanh thản, chắc không phải là vấn đề nhỏ, chỉ liên quan đến ít người.
Theo tôi, vấn đề chấp nhận để các cụ lớn tuổi, không may mắc những bệnh nan y, phải nằm liệt giường nhiều tháng hoặc chỉ sống theo kiểu thực vật, có nguyện vọng được ra đi thanh thản và được sự đồng ý của con cháu, nhờ đến sự trợ giúp của cơ quan y tế thì pháp luật nên cho phép thực hiện điều đó. Nhiều người đồng ý với quan niệm này. Song có lẽ, họ ngại nói đến vấn đề tế nhị này, vì sợ bị quy chụp là bất hiếu, bất nghĩa, bất nhân. Vấn đề còn lại ở đây là sự lấn cấn ở vần đề tình và lý.
Do người phương Đông nặng về tình, khác với người phương Tây nặng về lý nên khi đưa ra vấn đề này tranh luận thì họ dễ đồng thuận hơn. Song điều đó không có nghĩa là vấn đề này có thể giải quyết suôn sẻ ở mọi nước phương Tây. Chẳng hạn tại Anh quốc, năm 1961 đã ban bố luật tự sát, tự sát không bị coi là bất hợp pháp ở nước này, nhưng bất cứ hành vi nào “giúp đỡ, tiếp tay, tư vấn hay gây ra hành vi tự sát” có thể lãnh án 14 năm tù. (Xem bài “Điều tra cái chết tự nguyện của một vận động viên”, Báo An ninh thế giới, số 802, ngày 25/10/2008, trang 31).
Trong lúc đó, ở Thuỵ Sỹ, vấn đề này lại được thông qua một cách nhẹ nhàng. Bài báo cho biết, từ khi thành lập đến nay đã 10 năm, bệnh viện Dignitas ở Thuỵ Sỹ đã “giúp” cho trên 450 người “hạ cánh” an toàn với sự trợ giúp của y khoa, trong đó có 100 người Anh. Luật pháp nước này cho phép thành lập các bệnh viện giúp bệnh nhân tự sát, như các bệnh viện cứu người khác. Và họ quan niệm cả hai loại bệnh viện này đều có mục đích nhân đạo như nhau.
Có điều, một bên là cứu cho người sống, một bên là giúp cho người bệnh đến suối vàng một cách nhẹ nhàng, êm ái hơn. Có lẽ một quan niệm có vẻ “duy lý” này, nên dần dần đi vào tâm thức chúng ta chăng? Và một quan niệm “thoáng” như vậy cũng không nên coi to tát như một cuộc “cách mạng” hay là vô nhân đạo, mà nên coi là bình thường.
Cái mới bao giờ cũng đi vào thực tế một cách khó khăn lúc ban đầu, nhưng khi nó đã áp dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt thì sẽ được chấp nhận. Ví như việc đội mũ bảo hiểm, đưa ra bị dư luận coi là không phù hợp, là xấu xí, vướng víu, che lấp tầm nhìn.. song khi đã được luật hoá thì nó đã đi vào cuộc sống một cách tự nhiên.