Trống đồng đúc thu nhỏ đk 8cm

0
0 out of 5
0 đã bán

Trống đồng đúc Đường Kính 8,3cm, cao 7,3cm

(chưa kể phần chân đế gỗ).
Chất liệu: Đồng vàng thanh khiết
Phương pháp chế tác: đúc thủ công tinh xảo
Kèm theo: đế gỗ, hộp bìa phủ đề can.

750,000 đ
Hết hàng

Hết hàng

Chi tiết sản phẩm

Trống đồng Việt Nam – ( trong dong ) đúc tinh xảo – Quà tặng văn hóa độc đáo.

Sản phẩm quà tặng Trống Đồng đúc thu nhỏ, hoa văn mô phỏng theo Trống đồng Việt cổ. Sản phẩm quà tặng Trống Đồng mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam, ý nghĩa lịch sử, sự bền vững, kỹ thuật đúc thủ công tinh xảo và bàn tay khéo léo của người thợ thủ công.

Sản phẩm xinh xắn, tinh xảo, sang trọng dùng làm quà tặng, quà lưu niệm cho cá nhân, cơ quan đơn vị, cho hội nghị, hội thảo cấp cao, khách VIP, đối tác kinh doanh, cho người nước ngoài, kiều bào ở nước ngoài hoặc nhằm mục đích sưu tầm, mừng tân gia, vật phẩm trưng bày ở khách sạn, nhà hàng, phòng trà, cửa hàng, phòng khách, tặng biếu xếp, thầy cô giáo, đánh dấu sự kiện trọng đại, quà tặng khuyến mại cho khách hàng mua sản phẩm có giá trị lớn ….

Thông tin chung về sản phẩm:

+ Trống đồng được đúc hoàn toàn từ đồng thanh khiết, đúc liền không ráp nối, màu vàng, nền đen sang trọng.

Kích thước:
Đường kính phần tang trống: 8,3cm, trống cao: 7,3cm, trọng lượng riêng phần trống:  khoảng 4 lạng.
+Phần mặt trống: có các hoa văn tinh xảo, hình mặt trời ở chính giữa mặt trống, chim Lạc, hình nhà sàn cầu mưa, hình hươu nai và các hoa văn khác thể hiện sinh động đời sống và quan niệm của người Việt cổ.
Bộ sản phẩm gồm có: trống đồng, hộp đựng, chân đế gỗ.

 

 

Trống đồng quà tặng, trống đồng đúc thủ công, trống đồng việt nam, văn hóa trống đồng, trong dong qua tang, qua tang luu niem, qua tang my nghe

 

 

Sản phẩm xinh xắn, tinh xảo, sang trọng dùng làm quà tặng tặng đối tác, việt kiều, quà, sưu tầm, tặng 1000 năm, quà tặng các ban ngành, kỉ vật 1000 năm, quà lưu niệm cho cá nhân, cơ quan đơn vị, cho hội nghị, hội thảo cấp cao, khách VIP, đối tác kinh doanh, cho người nước ngoài, kiều bào ở nước ngoài hoặc nhằm mục đích sưu tầm, mừng tân gia, vật phẩm trưng bày ở khách sạn, nhà hàng, phòng trà, cửa hàng, phòng khách, tặng biếu xếp, thầy cô giáo, đánh dấu sự kiện trọng đại, quà tặng khuyến mại cho khách hàng mua sản phẩm có giá trị lớn ….

 
GIỚI THIỆU TRỐNG ĐỒNG
Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.
Đặc điểm:
Trên mặt trống xuất hiện 4 khối tượng cóc và vành hoa văn hình chim cách điệu bao quanh ngôi sao. Ngôi sao phần nhiều có 12 cánh, vành chim có từ 4 đến 10 con. Trên mặt trống có 6 dạng văn chủ yếu sau: hình tam giác lồng nhau, vòng tròn đồng tâm chấm giữa và có tiếp tuyến, vạch ngắn song song, chữ M lồng nhau, đường gấp khúc liên tiếp tạo thành những ô hình quả trám và hoa văn có hình trâm.
Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng và những hình bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này đã biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công cũng phát triển trong thời kỳ này.
Phần lớn những nơi phát hiện có trống đồng phân bố dọc theo triền những con sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trống có thể đã được phân phối bằng đường thuỷ.
Ngoài ra, trong xã hội Lạc Việt còn có tồn tại sự bất bình đẳng về tài sản. Điều này được phản ánh rõ ràng trong sự phân bố những hiện vật tuỳ táng ở các ngôi mộ giàu nghèo thuộc thời đại đồ đồng.
Nghệ thuật tạo hình
Nghệ thuật trống đồng khá độc đáo, đặc trưng bởi kỹ thuật khắc chạm trên khuôn tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, còn trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân đã xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong loại bố cục này thì hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn được dĩen tả theo tư thế động: múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải…Về mặt bố cục, tất cả người, động vật đều diễu hành quanh ngôi sao giữa mặt trống. Đặc biệt, phần tạo hình ở đây hơi giống kiểu tạo hình Ai Cập. Ví dụ: tốp người múa trên mặt trống có ngực hướng thẳng về phía khán giả, chân và đầu theo lối nhìn nghiêng. Còn trong hình chim bay thì thân cánh và đuôi được tả theo hình nhìn từ trên xuống, còn đầu thì theo lối nhìn nghiêng.
Những kiến thức khoa học
Kỹ thuật đúc: Trống đồng là một hiện vật khá lớn. Chiếc trống cỡ lớn có đường kính mặt trống xấp xỉ 90 cm, chiều cao trên dưới 60 cm, nặng gần 100 kg, hình thể phức tạp: tang trống phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu. Để đúc một vật như vậy không hề đơn giản. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trống được đúc bằng khuôn hai mảnh, rìa mặt trống còn để lại những dấu vết cách đều, đó là dấu vết con kê để căn đều chiều dày thành trống trên khuôn đúc. Để đúc thành công như vậy thì người nghệ nhân phải đạt được hàng loạt các yêu cầu về kỹ thuật như phải có một nhiệt độ cao để nung chảy hợp kim đồng, phải tìm được vật liệu chịu lửa để làm khuôn đúc, phải nắm vững được tính năng hóa lý của mỗi kim loại trong hợp kim đồng, đặc biệt là phải có kỹ thuật đúc với tay nghề thành thạo. Quan sát hệ thống hoa văn dày đặc và tinh xảo trên trống Ngọc Lũ 1 và trống Hoàng Hạ có thể kết luận được xã hội Lạc Việt có những người thợ đúc lành nghề.
Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều là số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt đã rất chú ý đến việc tính đếm. Trong số những số lượng cánh sao nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số). Số này liên quan đến số lượng tháng trong một năm.
Các nhóm thuyền khắc trên trống thể hiện sự phát triển về kỹ thuật quân sự của thời này. Trong số 436 người được khắc trên các trống có 175 người cầm vũ khí (40,1%). Các loại vũ khí gồm: giáo, rìu, cung, dao găm và mộc.
Trống đồng Đông Sơn với xã hội Hùng Vương
Những trống đồng Đông Sơn sớm nhất đã xuất hiện vào những thế kỷ 6 TCN và thế kỷ 7 TCN trên địa bàn miền Bắc Việt Nam ngày nay, thuộc thời kỳ Hùng Vương. Nhưng lịch sử của thời đại các vua Hùng còn chưa được giới sử học tranh luận ngã ngũ vì chưa được tìm được “dấu ấn” của vua Hùng. Những hình khắc trên trống đồng Đông Sơn giờ đây có thể nói lên phần nào xã hội thời bấy giờ.
Theo “truyền thuyết trăm trứng” và mo “Đẻ đất đẻ nước”, 50 người con về đồng bằng trở thành tổ tiên người Việt, 47 người di cư lên miền núi trở thành tổ tiên các dân tộc miền núi, còn lại 3 người từ những trứng nở đầu tiên tên là Tá Cần, Tá Kài và cô nàng Kịt, ba người sống chung với nhau…Về sau Tá Cần lên làm vua và đã từng lấy Bà Chu Bà Chuông làm vợ sinh ra 18 người con: 9 trai và 9 gái. Họ trở thành lang và chia nhau đi coi các bản mường. Con số 18 khá quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước người Lạc Việt, giống như số 60 của người Babilon ở Lưỡng Hà hay số 20 của người Maya cổ.
Nghiên cứu số lượng chim trên các vành chim bay (chim vật tổ của người Lạc Việt) chúng ta nhận thấy phần lớn mỗi vành đều có 18 chim. Điều đặc biệt là trên mặt trống Sông Đà, người nghệ nhân do lúc đầu sơ ý đã chia nhầm thành 17 cung bằng nhau, khi khắc đến hình chim thứ 16 thì chỉ còn một đoạn, do đó đã phải cố khắc 2 con chim vào vành cuối này cho đủ số lượng là 18 con. Có thể nghĩ rằng con số 18 đời Hùng Vương là 18 dòng họ đầu tiên, kết hợp với nhau trong liên minh bộ lạc Văn Lang.
Trống đồng Việt Nam phân bố ở nhiều nơi trên đất nước ta, từ Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn… đến Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Sông Bé, Khánh Hòa, Vũng Tàu… vào tận vùng hải đảo xa xôi Phú Quốc. Ngoài ra, bằng con đường giao lưu văn hóa hoặc trao đổi, trống đồng Việt Nam vượt biên giới đến những nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thailand, Malaysia…

Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả khởi nguồn từ trống Đông Sơn mà đỉnh cao là sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ. Trống đồng Việt Nam có niên đại khởi đầu khoảng thiên niên kỷ I trước Công nguyên cho đến một vài thế kỷ sau công nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ, cộng đồng cư dân đã chinh phục vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, một vùng đất chứa nhiều sản vật thiên nhiên nhưng cũng đầy thử thách. Tổ tiên ta đã vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á.

Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta – Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm một trong những cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.

Trống Đồng Đông Sơn: là một loại nhạc cụ dùng trong các buổi lễ hay khi đi đánh nhau. Trống đồng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Việt Nam, như Thanh Hóa (Đông Sơn, 24 trống), Hà Đông (9 trống), Bắc Ninh, Cao Bằng (mỗi tỉnh 3 trống), Hà Nam, Hà Nội, Hoà Bình, Kiến An (mỗi nơi 2 trống), Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum (mỗi nơi một trống). Ở Hoa Nam thì tìm thấy nhiều nhất, ở Vân Nam (5 trống). Các tỉnh khác thì Quế Châu, Quảng Tây, Tứ Xuyên (mỗi tỉnh tìm thấy 3 trống), Quảng Đông (2 trống). Tại Cam Bốt, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương cũng thấy nhiều trống đồng cổ. Riêng Thái Lan và Lào cũng như ở xứ Mường (thượng du Việt Nam) ngày nay người ta vẫn còn dùng trống đồng. Trống đồng đẹp nhất phải kể đến các trống Ngọc Lũ, Hoà Bình, và Hoàng Hạ.

Trống Đồng Ngọc Lũ: tìm thấy ở chùa Ngọc Lũ (Hà Nam) vào năm 1901. Trống này cao 0,63 mét (1.8 ft), đường kính mặt trống 0,86 mét (2.5 ft), được trang trí bằng các hình chạm sâu xuống cả trên mặt trống lẫn tang trống. Chính giữa mặt trống là một hình ngôi sao (hay mặt trời) 14 cánh. Chung quanh ngôi sao này là 16 vòng tròn đồng tâm có trang trí bằng nhiều hình kỷ hà hay hình vẽ khác nhau. Giữa vòng thứ 5 và thứ 6 có khắc hình 2 căn nhà mái cong, có sàn, trong có người tóc dài ngồi. Trước nhà là 4 dàn trống và đoàn vũ nhạc nhảy múa, thổi khèn. Sau nhà có 2 người đang giã gạo. Xen kẽ với 2 nhà sàn trên là 2 nhà sàn mái tròn trong có người cầm kiếm. Trước nhà này có một người tay phải cầm kiếm, tay trái cầm một con chim. Sau nhà là một đoàn võ sĩ cầm lao, cầm kiếm đang múa. Giữa vòng thứ 7 và thứ 8 có chạm hình 2 đàn hươu (10 con mỗi đàn) và xen kẽ với 2 đàn chim đang bay (mỗi đàn 8 con). Giữa vòng thứ 8 và thứ 9 có khắc 18 con chim mỏ dài đang bay, xen kẽ với 18 con chim đang đậu dưới đất. Trên tang trống, phần phình ra có khắc hình thuyền trên có những người cầm lao, kiếm, cung, đang chuẩn bị chiến đấu, hoặc đang nhảy múa hoặc chèo thuyền. Trên phần thẳng đứng có những đường trang trí kỷ hà thẳng đứng hay nằm ngang đóng khung lấy những hình người cầm rìu và lá chắn.
Trống Đồng Hòa Bình: tìm thấy ở Mường Dâu, Hòa Bình. Trống này được gọi là trống Moulié (tên người mua được và tặng lại cho Viện Bảo Tàng). Trống này được tàng trữ trong Bảo Tàng Quân Đội Pháp, rồi được chuyển cho Bảo Tàng Viện Guimet (Paris).

Trống Đồng Hoàng Hạ: tìm thấy ở làng Hoàng Hạ (Hà Đông), cao 0,615 mét (1.84 ft) và đường kính mặt trống là 0,78 mét (2.3 ft). Mặt trống đồng Hoàng Hạ cũng trang trí bằng các vòng tròn đồng tâm trong đó có khắc hình nhà sàn, người, chim bay. Tang trống chỗ phình ra cũng khắc hình thuyền. Các nhân vật trên thuyền tương tự như ở trống Ngọc Lũ, nhưng thứ tự bố trí hơi thay đổi một chút. Các trống đồng tìm thấy ở Hoa Nam, Lào, Cam bốt, Mã Lai tuy về hình thức (hình dáng và trang trí) có giống trống đồng Lạc Việt, nhưng những nét chạm trổ còn thô sơ vô cùng. Có thể đấy chỉ là những trống bắt chước trống Lạc Việt một cách vụng về mà thôi. Trống đồng Hoàng Hạ là một di vật rất quý.
Fine-art Vietnam traditional-style bronze casting drum (trong dong) for gifts, souvernirs, colletions, or decoration.

Chúng tôi giao hàng tận nơi trong nội thành Hà Nội, Qúy khách ở xa vui lòng liên hệ chúng tôi sẽ chuyển phát nhanh trong vòng 24h Qúy khách nhận được sản phẩm.

 

 

Đánh giá và bình luận
Sản phẩm: Trống đồng đúc thu nhỏ đk 8cm
0
0 out of 5
Có 0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá
Sản phẩm tương tự!