Ấn bắt quyết, tay phật, phật thủ, Tay bắt Ấn, Tay thiền Phật, Phật thiền, đúc đồng mỹ nghệ, đồ đồng phong thủy, vật phẩm phong thủy
Kích thước: Cao 20cm
Hiện sản phẩm đang hết hàng, quý khách có nhu cầu xin gọi điện trước để đặt hàng
còn 1 hàng
Ấn bắt quyết, tay phật, phật thủ, Tay bắt Ấn, Tay thiền Phật, Phật thiền, đúc đồng mỹ nghệ, đồ đồng phong thủy, vật phẩm phong thủy
Kích thước: Cao 20cm
Hiện sản phẩm đang hết hàng, quý khách có nhu cầu xin gọi điện trước để đặt hàng
Nhà sản xuất: Mỹ Nghệ Việt Nam – VYKYM
Sản phẩm mang ý nghĩa phong thủy và thờ cúng cao.
SỰ LIÊN QUAN GIỮA KHÍ LỰC KINH MẠCH CỦA HAI BÀN TAY – CHÂN ĐƯỢC XỬ DỤNG TRONG LÚC BẮT ẤN QUYẾT.
Ấn quyết là sự chứng nghiệm của cổ nhân để lại ; trong khi luyện tập, dùng hai bàn tay để bắt ấn, thì ta sẽ chứng nghiệm và cảm nhận được luồng khí lực, được phát ra rất mạnh từ hai bàn tay, và ta chỉ cần luyện tập trong một khoảng thời gian ngắn là có thể đạt được hiệu quả.
Dùng phương pháp Tam Mật Tương Ứng, mà hằng tâm tập luyện, các ấn quyết một cách tuần tự, chỉ trong một thời gian tập luyện liên tục ; đến khi khí lực trong cơ thể, đã nhờ sự tập luyện, mà tích tụ đầy đủ mạnh ; thì ta có thể vận dụng làm chuyển động toàn khí lực, trong toàn thân ra ngoài hai bàn tay đang bắt ấn quyết, sẽ khiến ấn quyết đang bắt, sẽ phát ra một luồng khí quang sáng rực.
Sau đây là sự liên hệ giữa thủ ấn và kinh mạch :
Bàn tay trái gọi là Thiện Niệm Thủ, còn gọi là Chỉ thủ – bàn tay đình chỉ, ngưng – hay còn gọi là Tam muội Thủ. Bàn tay mặt gọi là Bi Niệm thủ, còn có tên là Quán thủ, Bát Nhả. Mổi bàn tay gọi là Kim Cang Chưởng. Mười ngón tay thường được gọi là Thập Luân Viên Mản, lại còn có tên là Thập Độ, Thập Địa, Thập Giới, Thập Ba La Mật ; Mười đầu ngón tay được gọi là Thập Ba La Mật Phong – tức là mười đỉnh của mười ngọn núi cao. Ngón cái tay trái có tên gọi là Trí, ngón trỏ là Lực, ngón giữa là Nguyện, ngón áp út là Phương, ngón út là Huệ. Ngón cái tay mặt là Thiền, ngón trỏ là Tiến, ngón giữa là Nhẩn, ngón áp út là Giới, ngón út là Thí.
Sau khi luyện tập thủ ấn, đã phát động được nội khí, ta có thể vận động 10 ngón tay và 10 ngón chân, để nội khí trong 12 kinh mạch và kỳ kinh bát mạch, được vận hành, khiến cho khí huyết trong cơ thể được lưu thông tốt, đẩy mạnh quá trình biến dưởng, thông qua đó giúp cho cơ thể chống được bệnh tật và sự tấn công của ngoại giới.
Sự lay động các ngón tay,hay sự khâu vòng các ngón tay lại với nhau, có thể làm cho nội khí vận hành trong cơ thể, sản sinh ra sự kích động, làm cho cơ thể tự rung động, ngả nghiêng và kích động mảnh liệt.
Trong lúc luyện công bắt ấn, các luồng khí lực trong cơ thể, được phát ra theo đầu các ngón tay như sau :
– Ngón cái phát ra khí lực của Thái Âm Phế kinh.
– Ngón trỏ phát ra khí lực của Dương minh Đại Trường Kinh.
– Ngón giữa phát ra khí lực của kinh tâm Bào Lạc.
– Ngón út phát ra khí lực của Tiểu Trường Kinh và Tâm Kinh.
Trong lúc luyện công bắt ấn, các luồng khí lực trong cơ thể, được phát ra theo đầu các ngón chân như sau :
– Ngón chân cái phát ra khí lực của Tỳ Kinh.
– Ngón chân trỏ phát ra khí lực của Can Kinh.
– Ngón chân giữa phát ra khí lực của Vị Kinh.
– Ngón chân áp út phát ra khí lực của Đảm Kinh.
Phàm lệ khi các ngón tay bắt ấn, khâu vòng vào nhau, thì có công năng luyện khí nội tại bên trong của cơ thể ; còn khi các ngón tay nào duổi thẳng, thì có công năng phóng phát khí lực từ bên trong ra ngoài. Do đó, Khí lực nội luyện là Bổ, còn khí lực được phóng ra ngoài là Tả. Vì thế, tùy theo tình hình sức khõe của mổi người, mà bắt ấn Bổ hoặc Tả, để luyện tập – Cơ thể yếy thì Bổ và ngược lại, cơ thể quá dư thừa khí lực thì Tả.
Sự Bổ Tả của khí lực dùng trong các ấn quyết trong lụ́c luyện tập là :
KIM CANG TAM CÔ ẤN : Hai đầu ngón cái và ngón trỏ của mổi bàn tay nối lại vòng tròn, còn các ngón còn lại duổi thẳng ra, hai bàn tay để trước bụng, tay mặt để bên, trên tay trái để bên dưới, ấn nầy dùng để làm bổ khí lực của Thái Âm Phế Kinh và Đại Trường Kinh. Đồng thời bài tiết, phế thải khí lực dư thừa hay thải trược khí của ngón giữa là Tâm Bào Kinh, ngón áp út Tam Tiêu Kinh và ngón út Tiểu trường Kinh.
QUAN ÂM CAM LỘ ẤN : Hai đầu ngón cái và ngón giữa khâu vòng lại, các ngón còn lại duổi thẳng lên, bàn tay để trước ngực. Dùng để tập luyện làm bổ cho khí lực của ngón cái là Thủ Thái Âm Phế Kinh, ngón giữa là Tâm Bào Lạc Kinh, đồng thời làm phóng khí lực hoặc làm bài tiết phế thải khí lực dư thừa hay trược khí của ngón trỏ Đại Trường Kinh, Ngón áp út Tam Tiêu Kinh và ngón út Tiểu trường Kinh và Tâm Kinh.
KIẾT TƯỜNG ẤN : Đầu ngón cái và ngón áp út đeo nhẩn khâu vòng chạm vào nhau, các ngón khác duổi thẳng lên. Được tập luyện để làm bồi bổ khí lực của Thủ Thái Âm Kinh và ngón áp út là Tam Tiêu Kinh, làm phóng khí lực của ngón trỏ là Đại Trường Kinh, ngón giữa là Tâm Bào Lạc Kinh, ngón út là Tiểu Trường Kinh và Tâm Kinh.