Tượng Đức Thánh Trần, cao 25cm, Tượng Hưng Đạo Vương, Tượng Đồng phong thủy, quà tặng sếp
Chất liệu đồng vàng
Cao 25cm
mẫu tượng cầm sách đeo kiếm (mẫu tượng đài tại Nam Định)
Ngoài ra còn có:
– Tượng Trần Hưng Đạo Chỉ Tay: Cao 25cm, đồng vàng bóng, mẫu tượng chỉ huy hải quân.
– Tượng Cầm kiếm cầm sách tam khí: Tượng chất liệu đồng đỏ không khảm bạc, và tượng khảm bạc
Cao 35cm, 50cm, 60cm, 75cm
– Tượng Ngồi: đồng đỏ, cao 50cm
Tượng thể hiện tư thế Trần Hưng Đạo đang chỉ huy quân đội, uy nghiêm và hùng dũng
Mẫu được đúc rút từ các mẫu hiện có trên thị trường, mẫu được đầu tư xậy dựng nghiêm túc, đúng với hình tượng trong lịch sử, văn hóa dân tộc. Có thể nói đây là mẫu gần gũi và thật nhất về chân dung vị tướng tài ba Trần Hưng Đạo.
Chúng tôi hân hạnh gửi tới các bạn mẫu tượng này, với ý đồ lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử dân tộc, sản phẩm phù hợp cho việc trang trí, làm quà tặng hoặc phong thủy.
Ngoài ra tượng còn thích hợp với trang trí, biếu tặng và dùng trong phong thủy.
Đây là mẫu được đúc rút từ các tư liệu lịch sử, mẫu được đầu tư xây dựng nghiêm túc, đúng với hình tượng của ngài trong lịch sử. Có thể nói đây là mẫu gần gũi và thật nhất về chân dung vị tướng tài ba Trần Hưng Đạo nói riêng và các vị tướng của Việt Nam trong thời kỳ lúc bấy giờ nói chung.
Từ trang phục của ngài toàn bộ là áo vải,họa tiết, từ dáng đứng cũng như phong thái oai phong của vị tướng nhà Trần.
Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo ngoài giá trị văn hóa lịch sử còn có rất nhiều ý nghĩa cho việc trang trí nội thất, phong thủy.
Trong vài năm trở lại đây do nhận thức cũng như trân trọng giá trị văn hóa lịch sử dân tộc, người ta thường dùng Tượng Đức Thánh Trần để trang trí bàn làm việc, phòng khách, tủ sách,Ngoài ra còn dùng chấn nhà ở hay sưu tầm đồ đẹp …
Tượng dùng để trên bàn làm việc, trang trí phong thủy, dùng để trấn, tủ sách, bàn làm việc, phòng họp cơ quan, hội trường…
Đôi nét về Trần Hưng Đạo:
Trần Quốc Tuấn – Trần Hưng Đạo là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông :… “Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương…”. Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc “đại bút”.
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.