Tượng đồng Vua Lý Thái Tổ, Tượng Lý Công Uẩn đế đồng

0
0 out of 5
2 đã bán

Tượng Vua Lý Thái Tổ
– Kích thước cao 25cm, rộng 9cm, nặng 1kg
– Chất liệu đồng thanh khiết

Lưu ý: giá bán chưa bao gồm VAT 10%

Liên hệ
Còn hàng
Chi tiết sản phẩm

Tượng đồng Vua Lý Thái Tổ:
Chân đế gỗ: cao 25cm cả đế, nặng 1kg
Chân đế đồng: cao 25cm cả đế, nặng1,8kg. 

Video: Đôi nét về Lý Thái Tổ

 

 

Lý Thái Tổ, vương triều Lý và công cuộc định đô, kiến tạo kinh thành Thăng Long

Lý Công Uẩn sinh ngày 12-2 năm Giáp Tuất (8-3-974) ở hương Cổ Pháp (Tiên Sơn, Bắc Ninh).

Lên 3 tuổi Lý Công Uẩn được nhà sư Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp nhận làm con nuôi và sau đó được vị cao tăng Vạn Hạnh chùa Lục Tổ nuôi dạy. Sư Vạn Hạnh đã nhìn thấy ở Lý Công Uẩn từ lúc trẻ thơ “đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gở rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ” (2). Ðiều cần lưu ý ở đây là từ khi sinh ra, Lý Công Uẩn đã là người con tinh thần của giới Phật giáo, được nuôi dưỡng và đào tạo tại chùa Lục Tổ-Cổ Pháp, một trung tâm Phật giáo nằm giữa hai trung tâm lớn nhất là Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) và Kiến Sơ (Phù Ðổng, Gia Lâm, Hà Nội). Ông được coi là người “thông minh”, “tuấn tú”, “chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái, có chí lớn” (3). Thời bấy giờ, giáo dục và thi cử chưa được nhà nước tổ chức nên nhà chùa không chỉ là trung tâm văn hoá-tôn giáo địa phương mà còn là trung tâm giáo dục, nơi truyền bá kiến thức, học vấn và tăng lữ là tầng lớp trí thức, lực lượng sáng tác văn học của xã hội.

Lúc đó triều Tiền Lê (980-1009) đang trị vì nước Ðại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Nhà sư Vạn Hạnh được vua Lê Ðại Hành và nhà Tiền Lê rất trọng vọng, coi như cố vấn chính trị, mọi việc quốc gia đại sự như chống Tống, đánh Chiêm đều tham khảo ý kiến nhà sư. Có lẽ do sự tiến cử của Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn được cử làm Ðiện tiền quân đời Lê Trung Tông (1005), Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ rồi Tả Thân vệ điện tiền chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005-1009). Sau khi Ngọa Triều Lê Long Ðịnh mất, triều thần suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra vương triều Lý (1009-1225).

Lý Công Uẩn lên ngôi ngày 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu tức ngày 21-11-1009 (6) tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình). Ông là người sáng lập vương triều Lý trong một cuộc vận động chính trị của giới Phật giáo được triều thần ủng hộ. Ðây là một cuộc thay đổi vương triều diễn ra êm thấm, không đổ máu.

được 8 đời cho đến Lý Chiêu Hoàng và kết thúc năm 1226 để nhường chỗ cho vương triều Trần (1226-1400). Nhà Lý tồn tại 218 năm (1009-1226), gồm 9 đời vua kể cả vua nữ Lý Chiêu Hoàng, trong đó thời thịnh đạt của vương triều bao gồm 6 đời vua đầu: Lý Thái Tổ (1009-1028), Lý Thái Tông (1028- 1054), Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Nhân Tông (1072-1127), Lý Thần Tông (1127-1138) và Lý Anh Tông (1138-1175). So với triều Ngô (939- 965) 27 năm, triều Ðinh (968- 980) 13 năm, Tiền Lê (980-1009) 30 năm, thì triều Lý là vương triều tồn tại lâu dài đầu tiên sau khi giành lại độc lập. Trong thời thịnh đạt của vương triều, nhà Lý có nhiều cống hiến lớn lao đối với đất nước, tạo nên vị thế quan trọng trong lịch sử dân tộc.

Đánh giá và bình luận
Sản phẩm: Tượng đồng Vua Lý Thái Tổ, Tượng Lý Công Uẩn đế đồng
0
0 out of 5
Có 0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá