Tranh Chữ Trí bằng đồng 60x60cm

0
0 out of 5
0 đã bán
600,000 đ
Còn hàng

còn 2 hàng

-
+
Chi tiết sản phẩm

Tranh Chữ Chí, Có Chí Thì Nên, Chữ hán nôm, chữ Chí đồng, Tranh chữ Đồng

Kích thước: 50x50cm; 60x60cm; 70x70cm; 80x80cm…

và kích thước đẹp theo yêu cầu của quý khách

Chất liệu: đồng vàng thanh khiết

Qui cách: Gò nổi phù điêu thủ công mỹ nghệ

 

Chữ Chí, Có Chí Thì Nên, Chữ hán nôm, chữ Chí đồng, Tranh chữ Đồng

Bàn luận về chữ CHÍ

“Có chí thì nên”, câu tục ngữ này có lẽ không người Việt Nam nào là không biết, bởi đó là những câu nói thường ngày của các bậc cha mẹ đối với con cái mình ngay từ khi chúng còn nhỏ, đó cũng là lời khuyên răn được nhiều thầy cô trích dẫn để dạy dỗ học sinh trong các nhà trường… Trong cuộc sống thường nhật, chữ “CHÍ” xuất hiện ở khắp mọi nơi, nó đã hóa thân vào rất nhiều áng văn, tứ thơ để thể hiện tâm hồn cũng như khát khao chung của rất nhiều tầng lớp người từ xưa tới nay.

Với nhà thơ, danh tướng Nguyễn Công Trứ thì “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa. Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”. Còn Bác Hồ lại dạy chúng ta, nhất là cho những người đang tuổi thanh xuân: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”,…

Theo từ điển tiếng Việt thì chữ Chí mà chúng ta đang bàn tới có nghĩa là: Ý quyết làm một việc gì, ví như: “Có chí làm quan, có gan làm giàu”.

Ý nghĩa chỉ gói gọn trong lời giảng giải ngắn gọn như vậy, nhưng thực ra, nó tiềm ẩn trong đó rất nhiều ý niệm sâu xa. Chúng ta thử tìm hiểu chữ “Chí” này theo một phong cách cổ điển. Trong chữ Hán và cả trong chữ Nôm thì chữ “Chí” mà chúng ta đang bàn luận (Chí: 志) được cấu thành từ 2 chữ: chữ Sĩ (士) ở trên và chữ Tâm (心) ở dưới.

Theo đó, thì “Chí” chính là nơi để cái tâm vào đó.

Sĩ là người học trò, là những người nghiên cứu học vấn. Đây là tầng lớp được Nho giáo coi trong nhất trong các hạng người (Sĩ, Nông, Công, Thương). Ngày xưa, các triều đình phong kiến thường mở các khoa thi Hương, thi Hội, thi Đình,… để kén chọn nhân tài cho đất nước, dân ta vốn hiếu học, nên dẫu nghèo đói, các bậc cha mẹ thường vẫn cố gắng cho con cháu học hành để mong một ngày nào đó làm rạng danh gia đình, dòng họ. Sĩ tử vì vậy rất được đề cao và quí trọng, nói đến Sĩ người ta thường biết đến họ là những người có trí thức, học vấn, hiểu biết sâu xa.

Còn Tâm, là thuộc về tư tưởng, Phật giáo cho rằng, mọi việc ở đời đều cho tâm người tạo ra cả. Từ đó mà nhà Phật chia tâm thành nhiều thứ, có thể tóm gọn trong hai phần quan trọng nhất: “Vọng tâm”: cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy và “Chân tâm”: cái tâm nguyên bản sáng láng linh thông, không cần phải nghĩ mới biết, cũng như tấm gương trong suốt, vật gì soi qua nó là rõ ràng ngay, khác hẳn với cái tâm phải học hỏi mới biết, phải suy nghĩ mới hay.

Như vậy, Chí chính là nơi để trí huệ và cái tâm đặt mình vào đó, cùng song hành, bổ trợ mà hướng cho con người chúng ta đến những điều tốt đẹp nhất.

Hào từ thứ nhất của Quẻ Thuần Càn – Quẻ đứng đầu trong 64 quẻ của Kinh dịch nói rằng : “Tiềm long vật dụng” (Rồng còn ẩn náu, chưa đem tài ra dùng được). Quả thật, người xưa đã bàn đến cái Chí thật thâm sâu, cao minh.

Hình ảnh này, không chỉ là một triết lý hướng dẫn phương cách xử thế cho những người quân tử mà còn thể hiện cái chí của những người học thức: chưa gặp thời thì nên tu đức, luyện tài, không vì thế tục, không vì lợi danh mà ganh đua, không ai biết mình cũng không buồn chán, không vì những tham dục mà đổi chí, luôn luôn kiên định ý chí của mình. Hàn Tín là một danh tướng của Hán Cao tổ Lưu Bang, lúc Hàn Tín còn là kẻ áo vải, nghèo hèn, chí khí của ông ta đã khác thường rồi. Chuyện kể rằng: khi mẹ Hàn Tín mất, nhà nghèo không có gì chôn, nhưng ông vẫn sang sửa cất vào chỗ cao ráo để bên cạnh mộ có thể chứa nổi vạn nhà. Thế mới thấy được cái chí của Hàn Tín cao lớn đến nhường nào.

Hay như Nguyễn Trãi, suốt hơn 10 năm bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chịu hết những nỗi khó khăn cơ hàn, cũng như những cám dỗ mật ngọt của giặc Minh, nhưng ông không hệ lụy, cầu thân mà vẫn kiên định ý chí của mình, rằng sẽ trau dồi tài đức, đến một ngày, trả hận cho non sông đất nước, cứu nhân dân ra khỏi lầm than…

=======================

Phân tích chữ ‘CHÍ”

Chữ “CHÍ” trong Nho Giáo

 

Nghĩa chữ -CHÍ là thế nào? Một đời người của chúng ta, tiền đồ hy vọng vẫn không biết chừng nào; nhưng khi bắt đầu ra đời, nước bước thứ nhất là cốt ở chữ -chí-.

Thí dụ như người đi đường, tất trước hết có cái bụng muốn đi, định một vài phương hướng đi đường nào. Đã định phương hướng xong thời quyết định đi cho đến. Cái lòng muốn đi và cái lòng quyết định muốn đi đó tức là chí. Hễ trăm việc gì mà trước hết không có chí thời tất nhiên khi làm chỉ là miễn cưỡng không vui làm, và lại hay nửa đường bỏ dở không làm được nên; trái lại, hễ có chí nhất định thời tất nhiên vui làm mà quyết làm cho tới kỳ cùng. Chí đã được như thế, việc gì chắc cũng phải nên. Người xưa có câu –Hữu chí giả, cảnh thành– nghĩa là người đã có chí thời việc chắc phải nên.

Chính giữa Đức Khổng Tử cũng có câu: –Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học.

Đức Khổng Tử sợ người ta lập chí, nếu có sai lầm thời làm hỏng mất một đời người của mình. Vậy nên ngài dạy cho học trò, thường hay nói đi nói lại về chữ -chí-.

Khổng Tử viết: –Tam quân khả đoạt súy giả, thất phu bất khả đoạt chí giả-.

Đem ba đội quân giử một ông tướng, có khi giặc nó cướp mất ông tướng; chứ đến như đứa thất phu, tuy chỉ một mình nó, mà cái chí nó đã vững vàng thời dầu ức muôn người cũng không thể nào cướp được chí nó.

Xem như câu ấy thời cái uy quyền thân thế của chữ -chí- lớn vô cùng. Bởi vì đã có chí, tất nảy ra siêng học; đã siêng học, tất trí thức thêm nhiều, mà tài năng ngày càng tân tiến. Trí đủ, tài đủ, việc gì làm chẳng xong? Vậy bàn đến việc học, tất nhiên phải cần có chí. Duy có một điều rất đáng lo sợ là sợ cái chí hướng mình sai lầm mà thôi: Hoặc chí ư ăn ngon mặc đẹp, hoặc chí ư phú quý tuồng đời, hoặc chí cầu danh trục lợi, thời những cái chí đó chỉ là khiến cho nhân cách mình hèn hạ, giá trị mình đê liệt, kết quả chỉ là một người hư. Truy nguyên cho đến tạo nhân thời chỉ vì lúc đầu lập chí đã sai lạc.

Chữ Chí được ghép bởi 2 chữ: chữ Sĩ ở trên, chữ Tâm ở dưới,
tức Chí là tâm của kẻ sĩ, hễ người học hành, theo đuổi thi cử, ắt phải có Chí hướng,
ngày nay ta càng hiểu, con người hơn nhau ko vì xuất thân, hoàn cảnh, mà chính là do chí hướng,
chính chí hướng là cái sinh Tâm, Đức, Tài,
chữ Chí cũng xuất hiện nhiều trong thơ văn như:
“Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyện dời”
hay “Ko có việc gì khó
Chỉ sợ lòng ko bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Đánh giá và bình luận
Sản phẩm: Tranh Chữ Trí bằng đồng 60x60cm
0
0 out of 5
Có 0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá
  • 0%
    0 đánh giá